Hồi đáp một “Enquete sur la Sociologie” (survey về xã hội học) ở đó nêu lên hai câu hỏi:

1. Liệu có thể đưa ra kết luận, dựa trên sự phát triển đã đạt được đến nay[1908] với những nghiên cứu xã hội học, liên quan đến khám phá trong tương lai về những luật phát triển và những quan hệ nhân quả trong đời sống xã hội?

2. Bằng phương pháp nào xã hội học có thể đạt tới kết quả trên?

Tôi không cần hồi đáp câu hỏi đầu tiên bạn đã cho tôi vinh dự nêu lên. Một cách tự nhiên tôi tin là phong trào hiện nay trong xã hội học mở cơ hội trong tương lai sự khám phá những luật của tiến hóa xã hội, vì tôi không thể không có lòng tin ở hữu ích của công việc, cùng với những người khác, tôi đã dành cho cuộc đời mình.

Về phương pháp thích hợp để sử dụng, hai từ có thể dùng nhằm đặc tả nó: nó phải có tính lịch sử và tính khách quan.

Nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim (1858 – 1917)

Tính lịch sử: mục đích của xã hội học là cho phép chúng ta hiểu các thiết chế xã hội ngày hôm nay từ đó chúng ta có thể tri nhận những gì chúng được định sẵn để trở thành và những gì chúng ta có thể muốn chúng trở thành. Giờ thì để hiểu một thiết chế chúng ta trước tiên phải hiểu kết cấu nơi nó. Nó là một thực thể phức tạp được tạo nên từ nhiều phần khác nhau. Các phần đó trước tiên phải được biết, từ đó từng phần một có thể được giải thích. Nhưng để khám phá chúng [những phần trong cấu tạo của một thiết chế] là không đủ nếu chỉ xét thiết chế trong hình thức hoàn hảo và gần đây nhất của nó. Không gì đưa cho chúng ta một ghi nhận về những yếu tố đa dạng từ đó thiết chế được tạo thành, cũng như chúng ta không thể nhận thấy với cặp mặt thường những tế bào được hình thành từ những mô của vật chất sống [living matter] hoặc những phân tử chúng tạo nên những chất thô [the molecules which make up crude substances]. Một vài công cụ phân tích là cần thiết để hiển thị hóa chúng [những phần trong cấu tạo của một thiết chế]. Lịch sử chính là công cụ ấy. Thực tế bất kỳ một tồn tại thiết chế nào cũng được xét là được hình thành từng phần [giả định của Durkheim]. Một vài phần cấu tạo thiết chế hình thành nối tiếp nhau. Cho nên có khả năng theo dõi khởi thủy của nó [thiết chế] trong một quãng thời gian [over a period of time], trong tiến trình lịch sử, để nhận thấy trong tính cô lập, và trong tính tự nhiên, những yếu tố khác nhau từ đó tạo thành thiết chế. Vì vậy trong trật tự của những thực tại xã hội lịch sử giữ vai kịch tương đương kính hiển vi đối với trật tự của những thực tại vật lý.

Lịch sử không chỉ giúp chúng ta phân biệt các yếu tố [của thiết chế], mà còn là phương tiện duy nhất [sole means] cho phép chúng ta xét chúng [các yếu tố của thiết chế]. Như vậy bởi để giải thích chúng tức là để chỉ ra những nguyên nhân của chúng và những lý do cho tồn tại của chúng [nhị nguyên luận rất rõ, i như Saussure phân lịch đại và đồng đại]. Nhưng làm sao phát hiện chúng giật ngược về thời điểm những nguyên nhân và những lý do [của chúng] hoạt động? Thời gian đó đã ở sau lưng chúng ta [trực giác về thời gian tuyến tính nơi Durkheim, theo Kundera là đặc tính của tính hiện đại; rồi Claude Levi-Strauss sẽ bắn phá trực giác này]. Phương thức duy nhất để biết từng yếu tố [của thiết chế] phát sinh như nào là đợi tới lúc chúng sinh thành. Nhưng sinh thành đó đã diễn ra trong quá khứ, và do đó chỉ có thể biết qua trung gian của lịch sử.

Tính khách quan: nghĩa là nhà xã hội học phải đạt trạng thái tinh thần như những nhà vật lý học, những nhà hóa học và những nhà sinh học khi họ dấn thân vào một vùng đất chưa được khám phá, nó là lãnh vực khoa học của họ. Nhà xã hội học buộc bắt tay nghiên cứu các sự vị xã hội [social facts] bằng cách sử dụng nguyên tắc là anh ta hoàn toàn không biết gì về chúng [các sự vị xã hội], và thuộc tính [properties characteristic] của chúng tuyệt đối không hề biết bởi anh ta, cũng như các nguyên nhân chúng lệ thuộc. Bằng so sánh có phương pháp dữ liệu lịch sử, và chỉ bằng điều này, anh ta sẽ phát  triển những ý niệm phù hợp với những sự vị xã hội. Đúng là thái độ ấy [thái độ tinh thần ấy] rất khó duy trì, do bởi nó nghịch với những thói quen thâm căn cố đế. Bởi vì chúng ta sống cuộc đời mình trong xã hội, chúng ta sở hữu một vài trình hiện của những ý niệm ấy [ý niệm về những sự vị xã hội], và chúng ta có khuynh hướng tin là qua những trình hiện thông thường đó chúng ta đã nắm bắt được những gì là căn bản trong thứ mà chúng [những trình hiện của những ý niệm về những sự vị xã hội] liên can. Nhưng những ý niệm đó, bởi vì chúng được phát triển không có phương pháp chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu có bản tính thực tiễn tối thượng, nó không có giá trị khoa học lấy một ly hào. Chúng không còn thể hiện chính xác những sự vật xã hội [social things] hơn là những ý một người bình thường có về các nền tảng [substances] và các thuộc tính của nó [của các nền tảng] (sáng, nhiệt, âm, vân vân) một cách chính xác trình hiện bản tính của những nền tảng  ấy, mà chỉ có khoa học mới tiết lộ cho chúng ta. Cho nên chúng [những ý niệm về những sự vị xã hội của người bình thường] có rất nhiều ngẫu tượng [idols], như Bacon hẳn sẽ nói, từ đó chúng ta phải giải thoát chính chúng ta.

Bìa sách tiếng Anh The rules of sociological method and selected texts on sociology and its method (1982) do W. D. Halls dịch, Steven Lukes hiệu đính

Chính sự rất thực này thúc chúng ta nhận thấy vô hiệu nơi những giải thích đơn giản nó có thể xét những sự vị xã hội bằng cách tuyên bố chúng [những sự vị xã hội] bắt nguồn trực tiếp từ một trong những đặc điểm đại cương nơi bản tính con người. Nó là cái phương pháp theo đuôi lúc chúng ta nghĩ có thể giải thích gia đình bằng cảm nhận khơi dậy bởi quan hệ huyết thống, hoặc phụ quyền [paternal authority] bằng tình cảm người cha một cách tự nhiên cảm thấy nơi đứa con mình, hôn nhân bằng bản năng dục tình và khế ước bằng cảm nhận bẩm sinh về công lý, vân vân… Nếu hiện tượng tập thể thực là một chức năng của bản tính con người, thay vì thể hiện của nó đa dạng vô hạn tiết lộ cho chúng ta trong lịch sử, thì ở mọi thời và mọi nơi có thể nhận biết là giống nhau, bởi những tính cách làm nên con người chỉ có rất ít. Đây là lý do tại sao tôi thường xuyên nhắc đi nhắc lại tâm lý học cá nhân không thể giải thích cho chúng ta những sự vị xã hội [tức là Durkheim chống lại cá nhân luận phổ quát]. Là vì những nhân tố tâm lý học trên [these psychological factors] quá mức chung chung để có thể xét những gì đặc thù trong đời sống xã hội. Các giải thích đó, do nó được áp dụng cho mọi thứ, thực tế là áp chụng chính xác cho không thứ gì [rất đúng, câu này dành cho những giải thích quá rộng và không cụ thể].

Nhưng khái niệm trên [tâm lý học cá nhân] còn xa mới kéo theo nó một loại duy vật luận hoặc một loại khác, mà tôi thường phản đối [Durkheim có viết một bài tiểu luận về thái độ này đối với duy vật luận, hoặc, một cách diễn giải Marx tầm thường]. Những người đã cào bằng những phản đối ấy nơi tôi đều hoàn toàn hiểu sai suy nghĩ của tôi. Trong đời sống xã hội, mọi thứ bao gồm những trình hiện, những ý [ideas] và những tình cảm [sentiments], và không có nơi nào tốt hơn [đời sống xã hội] để quan sát tác động mạnh nơi những trình hiện. Chỉ duy nhất những trình hiện tập thể là phức tạp hơn nhiều những trình hiện cá nhân: nó có một bản tính của riêng nó, và liên quan tới một khoa học riêng biệt. Tất cả xã hội học đều là một tâm lý học, nhưng là một tâm lý học theo kiểu của nó [sui generis].

Tôi muốn bổ sung là với lòng tin của tôi tâm lý học trên [tức xã hội học] được định sẵn để mở ra một cuộc đời mới cho nhiều vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện tại bởi tâm lý học cá nhân đơn thuần và thậm chí có tác động tới lý thuyết nhận thức.

Emile Durkheim, “The Method of Sociology (1908)” [Phương pháp của xã hội học (1908)], in trong: Emile Durkheim (W. D. Halls dịch, Steven Lukes hiệu đính và giới thiệu), “The rules of sociological method” and selected texts on sociology and it’s method [“Các quy tắc của phương pháp xã hội học” cùng một vài văn bản về xã hội học và phương pháp của nó], London & Basingstoke: Macmillan press, 1982, trang 245 – 247; trích từ Les documents du progres, 2, tháng Hai 1908, trang 131 – 133.

Đăng Thành dịch (tháng Mười hai 2021)

Nhà nghiên cứu độc lập về cách tiếp cận cấu trúc luận, lịch sử học thuyết Marx tại Việt Nam, và lịch sử trí thức tại Việt Nam thế kỷ XX. Website: https://dangthanhsite.wordpress.com/.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *