Nhân học (anthropology) là một khoa học ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu XX. Với bạn đọc Việt Nam, nó vừa quen lại vừa lạ. Quen vì nó vào nước ta đã lâu, cùng với dân tộc học và xã hội học, lạ vì sự phát triển gần đây của nó như một khoa học độc lập có đối tượng riêng và có phương pháp riêng. Hơn nữa, nhân học còn có sức bao quát rất rộng, và quan trọng hơn, rất hiện đại.

Sự phát triển của nhân học có thể chia thành ba giai đoạn. Đầu tiên là nhân học hình thể (physical anthropology), chuyên nghiên cứu các đặc điểm hình thể của các chủng người như màu da, tóc, mắt, chiều cao, hộp sọ… Ở Việt Nam, bởi thế dịch là nhân chủng học. Tiếp theo nhân học chuyển sang nghiên cứu các xã hội cổ sơ còn sót lại ở các vùng trũng, vùng hoang hóa của thế giới. Dĩ nhiên là các nghiên cứu này đều xuất phát từ các vấn đề của xã hội hiện đại. Giai đoạn này gọi là nhân học xã hội (social anthropology), được dịch là nhân loại học (không kể một số người vẫn dịch là nhân chủng học!?). Giai đoạn thứ ba nghiên cứu tổng hợp và nâng cao, vừa tiếp nhận các thành tựu của chủng tộc học, dân tộc học và xã hội học, vừa tiếp nhận các thành tựu của tri thức liên ngành và phương pháp tiếp cận liên/xuyên văn hóa. Tập đại thành này gọi là nhân học văn hóa (cultural anthropology).

Như vậy, nhân học văn hóa thoạt nhìn có đối tượng chung của hầu hết các khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng các phương pháp tiếp cận của nó đã tạo ra một đối tượng riêng. Trường hợp này minh chứng cho câu nói của nhà ngữ học thiên tài Ferdinand de Saussure: Phương pháp đẻ ra đối tượng. Xin kể ra đây một vài:

– Trong nghiên cứu, nhân học văn hóa không đi vào những vấn đề lớn, có tính khái quát, mà đi vào những vấn đề nhỏ, những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một khi đi đến tận cùng thì cũng gặp sự khái quát, có điều đây không phải là thứ khái quát được mớm trước, mà đóng góp riêng của trường hợp nghiên cứu.

– Trong nghiên cứu, nhân học văn hóa không chỉ chú trọng đến kết quả, mà, quan trọng hơn, là hành trình đi đến kết quả ấy. Kể lại một/nhiều câu chuyện về tiến/diễn trình nghiên cứu không chỉ làm cho các phân tích, dữ kiện khoa học người hơn, mà còn phát lộ nhiều vấn đề văn hóa khác.

– Trong nghiên cứu, nhân học văn hóa có thể sử dụng mọi phương tiện: tài liệu sách vở, đi thăm hỏi thực địa, quay phim, chụp ảnh…

Nhằm mục đích giới thiệu nhân học văn hóa vào Việt Nam, chúng tôi thành lập Viện Nhân học Văn hóa (Institute of Cultural Anthropology), như là một cơ sở khoa học vừa nghiên cứu vừa phổ biến các tri thức, thành tựu của thế giới và của Việt Nam. Đồng thời cũng là nơi tập hợp các nhà nghiên cứu trẻ, có tư tưởng học thuật độc lập có đất dụng võ. Bởi vậy, chúng tôi rất mong muốn có được sự hợp tác và giúp đỡ của bạn bè, giới học thuật và những người quan tâm đến tương lai văn hóa Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn.

Kính thư,

Viện trưởng

PGS. TS. Đỗ Lai Thúy


A Message from the Director

Anthropology is a science that emerged in the late 19th and early 20th centuries. For Vietnamese readers, it is both familiar and strange. Familiar because it entered our country a long time ago, along with ethnography and sociology, strange because of its recent development as an independent science with its own objects and methods. Moreover, anthropology is very broad, and more importantly, very modern.

The development of anthropology can be divided into three stages. The first is physical anthropology, specializing in the study of the physical characteristics of human races such as skin color, hair, eyes, height, skull… In Vietnam, that translates to anthropology. Next, anthropology turned to the study of primitive societies that remained in the lowlands and wastelands of the world. Of course, these studies are all from the problems of modern society. This stage is called social anthropology. The third stage is integrated and advanced research, incorporating both the achievements of racial studies, ethnography, and sociology, and the achievements of interdisciplinary knowledge and inter/cross-cultural approaches. This collection of great achievements is called cultural anthropology.

Thus, cultural anthropology at first glance has the common object of most of the humanities and social sciences. But its approaches created a separate object. This case proves the saying of genius linguist Ferdinand de Saussure: Methods produce objects. Here are a few insights:

– In research, cultural anthropology does not go into big, general problems, but into small problems and specific cases. However, once you get to the bottom of it, generalizations are also encountered. Only this is not a pre-made generalization, but a particular contribution to the case study.

 – In research, cultural anthropology focuses not only on the outcome but, more importantly, on the journey to that result. Telling one/more stories about research progress not only makes human science data more analytical, but also reveals many other cultural issues. 

– In research, cultural anthropology can use all means: documents, books, field visits, filming, photography…

In order to introduce cultural anthropology into Vietnam, we established the Institute of Cultural Anthropology (ICA) as a scientific base for both research and dissemination of knowledge and achievements of the world and of Vietnam. At the same time, it is also a gathering place for young, independent academic researchers to develop their full potential. Therefore, we very much look forward to the cooperation and help of friends, academia and those who are interested in the cultural future of Vietnam.

Sincerely,

Director

Assoc. Prof. Do Lai Thuy