Chuỗi Hội thảo quốc tế LSCAC được tổ chức luân phiên từ năm 2007, bởi các trường Đại học trong ban tổ chức hội thảo như Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Đại học Sư phạm – ĐH Huế (Việt Nam), Viện Nhân học Văn hoá (Việt Nam), Trường Cao đẳng Huế (Việt Nam), Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan)… nhằm mục đích tạo diễn đàn quốc tế để thảo luận và phân tích các đặc trưng làm nên sức mạnh của xã hội châu Á. Đó là cơ cấu xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ, phong phú, đa dạng, năng động… của các quốc gia này.
Vì vậy, cần nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của công nghệ số trong ứng dụng để phát triển toàn diện và bền vững. Đó là những tác động có ích lẫn mặt trái của công nghệ số trong bảo vệ, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, văn hoá, ngôn ngữ, giáo dục, môi trường, đa dạng kinh tế, trao quyền cho phụ nữ, trong xây dựng các chính sách và hướng dẫn toàn diện để phát triển và bảo vệ lợi ích của xã hội và người dân…
Hội thảo là diễn đàn quốc tế để thảo luận chia sẻ những kiến thức, và phân tích tác động của công nghệ số đối với xã hội châu Á, tìm kiếm những giải pháp tích cực và đề xuất hướng vận dụng vào công cuộc đổi mới giáo dục và hợp tác văn hóa giữa các quốc gia. Mặt khác, hội thảo cũng là cơ hội thuận lợi để các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trao đổi học thuật và hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng cường mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và thế giới, đóng góp cho công cuộc hội nhập quốc tế của văn hoá, giáo dục Việt Nam thời hiện đại.
Với mục đích trên, hội thảo hướng đến các chủ đề chính sau trong bối cảnh công nghệ số:
1. Giáo dục và công nghệ số, dạy/học ngoại ngữ, giáo dục đa văn hóa ở Châu Á.
2. Vai trò của công nghệ số trong việc bảo vệ ngôn ngữ.
3. Văn học Châu Á hiện đại và vấn đề bản sắc văn hóa.
4. Cấu trúc xã hội các quốc gia châu Á.
5. Các xu hướng triết học hiện đại.
6. Du lịch ở Châu Á.
7. Môi trường và Dân số ở Châu Á.
8. Kinh tế châu Á trong bối cảnh công nghệ số.
9. Bảo tồn di sản văn hóa thông qua công nghệ số.
10. Dịch thuật và công nghệ số.
11. Trao quyền cho phụ nữ thông qua hiểu biết về công nghệ số.
12. Quản trị thông qua công nghệ số và sự tham gia của người dân để phát triển bền vững.
13. Lịch sử Đông Nam Á.
14. Văn hóa công nghệ số ở châu Á.
Tuy nhiên, các chủ đề trên chỉ mang tính chất gợi ý. Những người tham gia có thể chọn bất kỳ nội dung nào liên quan đến chủ đề của hội thảo.
Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt, tiếng Anh.
Thời gian và địa điểm tổ chức
• Thời gian: dự kiến ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2024
• Địa điểm: Trường Cao đẳng Huế, 365 Điện Biên Phủ, Huế và 51 Lê Lợi, thành phố Huế – Hương Giang Hotel Resort and Spa.
Thời hạn đăng ký và nộp báo cáo:
• Đăng kí tóm tắt báo cáo: trước ngày 30/8/2024.
• Xác nhận chấp nhận tóm tắt: trước ngày 10/9/2024.
• Nộp báo cáo toàn văn: trước ngày 15/10/2024.
• Thông báo chấp nhận báo cáo: trước ngày 25/10/2024.
• Xác nhận tham dự và đăng ký trình bày: trước ngày 1/11/2024.
• Địa chỉ gửi báo cáo toàn văn: Lscac2024.7@gmail.com
Hướng dẫn nộp bản tóm tắt
• Tóm tắt phải được viết bằng tiếng Anh.
• Tóm tắt không quá 300 từ.
• Tóm tắt được viết bằng Ms. Word (.doc) sử dụng Times New Roman, cỡ chữ 11, trên giấy A4.
• Bản tóm tắt phải bao gồm các thông tin sau:
– Tiêu đề của bài báo.
– Chủ đề (Ví dụ: Văn học hiện đại Châu Á).
– (Các) tên của (các) tác giả.
– Địa chỉ trường đại học/ cơ quan công tác.
– (Các) email của tác giả.
– Địa chỉ gửi thư của (các) tác giả.
– Tóm tắt tiểu sử tác giả. (không quá 100 từ).
Một số bài viết có chất lượng cao sẽ được ban tổ chức hội thảo giới thiệu để xuất bản trên:
• Tạp chí thuộc danh mục WoS/Scopus.
• Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm, Đại học Huế. (thuộc danh mục HĐ CDGSNN) .
• Tạp chí Khoa học, Đại học Huế (thuộc danh mục HĐ CDGSNN).
Trang web chính thức của Hội thảo: https://lscac2024.cdhue.edu.vn/
Địa chỉ gửi báo cáo toàn văn: lscac2024.7@gmail.com